Rối loạn chuyển hóa và các dấu hiệu nhận biết?
Phần lớn bệnh nhân thường khá chủ quan khi bác sĩ đưa ra kết luận chẩn đoán rối loạn chuyển hóa mà không hề biết rằng đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Điển hình như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…Vậy thế nào là rối loạn chuyển hóa và làm sao để nhận biết tình trạng này?
1. Tìm hiểu về rối loạn chuyển hóa
Rối loạn chuyển hóa đang là một hội chứng phổ biến trong đời sống hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 20% – 25% người trưởng thành trên toàn cầu mắc hội chứng này – một con số khiến nhiều người phải giật mình.
Vậy rối loạn chuyển hóa là gì? Triệu chứng và nguy cơ của tình trạng này ra sao?
Rối loạn chuyển hóa được định nghĩa là một nhóm các chứng bệnh: cao huyết áp, tăng đường – máu, dư thừa mỡ trung tâm hay bất thường về cholesterol – xảy ra đồng thời, làm tăng nguy cơ các bệnh tim-mạch và các vấn đề khác về sức khỏe như đột quỵ, đái tháo đường…
Hội chứng này là một mối nguy hiểm tiềm tàng, có thể thúc đẩy, dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần cảnh giác khi bắt gặp những triệu chứng của rối loạn chuyển hóa.
Khi bị rối loạn chuyển hóa, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng sau, bao gồm:
- Mệt mỏi, lờ đờ
- Khát nước
- Vàng da
- Chu vi vòng eo lớn
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Co giật
Các triệu chứng này sẽ thay đổi theo mỗi loại rối loạn chuyển hóa khác nhau. Cụ thể, có bốn loại triệu chứng chính, bao gồm:
- Triệu chứng cấp tính
- Triệu chứng cấp tính khởi phát muộn
- Triệu chứng chung tiến triển
- Triệu chứng vĩnh viễn
Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn cho sức khỏe.
2. Làm thế nào để biết và phòng tránh rối loạn chuyển hóa?
Để có thể nhận biết và phòng tránh có hiệu quả hội chứng rối loạn chuyển hóa các bạn cần chú ý đến các nguy cơ gây bệnh, như:
- Rối loạn chuyển hóa có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì hoặc ít vận động cơ thể. Theo các bác sĩ dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI), những người đạt chỉ số BMI lớn hơn 23, béo bụng thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Kháng Insulin- hormone có chức năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu cũng là một yếu tố quan trọng có thể dẫn tới tình trạng này.
Ngoài ra, một yếu tố khác cần chú ý là độ tuổi: một số nghiên cứu cho thấy người càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi từ 20 trở xuống chiếm khoảng 10%, bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 40%.
Bên cạnh đó, bệnh nhân hoặc đối tượng có người thân trong gia đình từng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
Đối với phụ nữ tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormone sinh dục nữ cũng làm tăng nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa.